THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG TỔ YẾN

Posted by Phong Trần | 19 Tháng Sáu, 2023 | Tìm hiểu về tổ yến

Yến sào (tổ yến) được biết là có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vậy bạn có biết trong 100g Yến sào có những dưỡng chất gì? Cùng Yến Sào MeKong tìm hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng của yến sào trong 100g cũng như những công dụng hữu ích của nó.

I. Thành phần dinh dưỡng của Yến sào trong 100g

Yến sào được làm từ nước bọt của các loài chim yến sống trong hang hoặc các nhà yến. Khi thu hoạch tổ yến rất nguy hiểm, tốn nhiều công sức để chuẩn bị và lấy được. Chim yến sống trong các hang động đá vôi xung quanh Ấn Độ Dương, ở Nam và Đông Nam Á, Bắc Úc, Quần đảo Thái Bình Dương. Con đực chủ yếu xây dựng tổ và gắn chúng vào các bức tường thẳng đứng của hang động. Tùy thuộc vào loại tổ mà người ta có thể mất 8 giờ để làm sạch 10 tổ yến.

Trong khoảng 1.200 năm, người Trung Quốc đã ăn tổ yến như một món súp. Tổ yến được biết có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao như đặc tính chống lão hóa, chống ung thư đến khả năng cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn.

Protein là thành phần phong phú nhất của tổ yến. Yến sào chứa tất cả các axit amin thiết yếu trong đó protein được tạo ra. Chúng cũng chứa sáu hormone, bao gồm testosterone và estradiol.

Tổ yến cũng chứa carbohydrate và một lượng nhỏ lipit (các phân tử xuất hiện tự nhiên bao gồm chất béo). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các chất có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào, tăng cường sự phát triển, tái tạo mô.

Trong yến sào có chứa đến 18 loại acid amin cùng 31 nguyên tố đa, vi lượng là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng tiêu hóa, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, chống lão hóa, tăng tuổi thọ và mang lại sự tươi trẻ. Theo một số tài liệu được cung cấp thì tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein, proline, fucose, ….

II. Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe
Yến sào không chỉ tốt cho người lớn tuổi, sản phụ, trẻ em… Tổ yến còn chứa nhiều acid amin mà cơ thể không tổng hợp được.

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc yến sào có tác dụng như một phương thuốc chữa các bệnh như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày.

Người ta cũng nói rằng yến sào có khả năng làm tăng ham muốn tình dục, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường sức mạnh và sự trao đổi chất.

Chống lại bệnh tật

Một số hoạt tính sinh học được tìm thấy trong yến sào có khả năng ức chế virus cúm. Ngoài ra, chiết xuất của yến sào còn có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ bệnh nhân ung thư, tác dụng chữa lành vết thương giác mạc, kích thích tăng sinh tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ ở người, …Tuy nhiên, vẫn cần phải nghiên cứu thêm yến sào có thật sự có khả năng chống lại các loại bệnh trên đặc biệt là có thể tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng.

Điều trị xương khớp

Yến sào còn điều chỉnh nồng độ estradiol có trong huyết thanh

Yến sào có tác dụng gia tăng mức độ canxi và khả năng chắc khỏe của xương

Yến sào có chứa estradiol. Nó là một trong những hormone của estrogen được dùng để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, kích thích. Ngoài ra estradiol còn được sử dụng để ngăn ngừa loãng xương. Chính vì thế việc sử dụng chiết xuất của tổ yến hàng ngày có thể làm tăng sức mạnh của xương, và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

Cải thiện chức năng não bộ

Yến sào còn có tác dụng làm tăng khả năng nhận thức, tập trung và ghi nhớ

Yến sào giúp cải thiện chức năng não bộ

Một nghiên cứu chứng minh rằng yến sào có thể có đặc tính bảo vệ não, tăng cường trí nhớ và sự tập trung của não bộ.

Theo một thí nghiệm đánh giá có hệ thống trên động vật cho thấy rằng yến sào giúp tăng cường hiệu suất nhận thức bằng cách giảm viêm và stress oxy hóa.

Hỗ trợ bệnh lý tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch máu ở bệnh tiểu đường là tăng stress oxy hóa do tăng đường huyết. Yến sào vừa có giá trị về mặt y học vừa có giá trị về mặt dinh dưỡng.

Một nghiên cứu trên chuột đã chứng minh rằng yến sào có thể bảo vệ mạch máu của những người mắc bệnh tiểu đường khỏi stress oxy hóa.

Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về chủ đề này về thử nghiệm ở trên người.

Bảo vệ làn da

Các hoạt tính có trong yến sào giúp bảo vệ da và chống lão hóa

Yến sào trở thành một xu hướng trong chăm sóc sắc đẹp

Yến sào từ lâu đã được biết đến với công dụng làm đẹp của nó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yến sào làm cho làn da trẻ trung, có khả năng dưỡng ẩm, làm trắng và bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa.

III. Sử dụng yến sào đúng cách

Sử dụng yến sào vào thời điểm thích hợp

Có hai thời điểm ăn yến sào thích hợp trong ngày là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ vào buổi tối. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung yến sào vào thời gian giữa hai bữa chính trong ngày, khi lượng thức ăn chính đã được tiêu hao để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng trong trạng thái tiếp nhận nguồn năng lượng mới. 

Sử dụng yến sào đúng liều lượng 

Thực tế có nhiều người nghĩ rằng vì yến sào bổ dưỡng nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đây lại là một suy nghĩ sai lầm bởi việc ăn quá nhiều yến sào có thể khiến cơ thể bạn bị quá tải, không hấp thụ được hết những dưỡng chất tốt, thậm chí có thể gây ra ngộ độc và lãng phí. 

Mỗi đối tượng nên sử dụng liều lượng yến sào phù hợp để đảm bảo nguồn dinh dưỡng quý giá trong yến sào được hấp thu một cách trọn vẹn: người bệnh có thể sử dụng cách ngày với liều lượng 3-5gr yến/ngày, người cao tuổi nên dùng đều đặn mỗi ngày 2gr yến, người trưởng thành có thể ăn yến 2 lần trong một tuần với liều lượng 3-5gr/lần, bà bầu từ tháng thứ 3 trở đi cũng có thể dùng yến sào cách ngày với hàm lượng 3-5gr/lần, trẻ em từ 12-36 tháng tuổi có thể dùng đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày với liều lượng 1-2gr yến/lần và trẻ em từ 3 tuổi trở lên có thể ăn đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày với khoảng 1-2gr yến cho mỗi lần sử dụng.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý không cho trẻ em dưới 1 tuổi và mẹ bầu dưới 3 tháng sử dụng yến sào để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. 

Chế biến yến sào đúng vị 

Trong công đoạn chế biến, việc kết hợp yến sào cùng một số nguyên liệu đặc biệt khác chính là cách làm tăng giá trị dinh dưỡng và độ thơm ngon cho món ăn. Cách chế biến quen thuộc nhất là chưng yến sào cùng gừng tươi. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kết hợp yến sào cùng một số nguyên liệu bổ dưỡng như hạt sen, táo đỏ, long nhãn, kỷ tử, saffron… để gia tăng giá trị dinh dưỡng cũng như độ đậm đà của món ăn. 

Chế biến yến sào đúng cách 

Việc chưng yến sào sai cách sẽ làm mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có, khiến món ăn giảm đi phần nào tác dụng đối với sức khỏe. Vì vậy bạn nên nắm một số nguyên tắc chưng yến cơ bản để tránh làm lãng phí loại thực phẩm quý giá này. 

Thứ nhất, chỉ nên chưng yến sào trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút, thời gian chưng lâu hơn có thể khiến tổ yến bị nhão, mất đi chất dinh dưỡng và độ thơm ngon. Thứ hai, nên đậy nắp kín trong quá trình chưng yến sào để đảm bảo lưu giữ được trọn vẹn những giá trị dinh dưỡng trong tổ yến. Thứ ba, khi chưng yến sào chung với các nguyên liệu như hạt sen, táo tàu, long nhãn… hoặc nấu các loại chè, cháo…, cần nấu chín các loại nguyên liệu này trước khi chưng cùng yến để đảm bảo món ăn được chín đều và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. 

Add a comment

*Please complete all fields correctly